Chào mừng các thám tử nhí!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


WHERE THE STUDENTS BECOME FAMOUS DETECTIVE!!!
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Nọc độc Rết

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 50
Join date : 09/02/2010
Age : 27
Đến từ : TP Hiệp Sĩ

Nọc độc Rết Empty
Bài gửiTiêu đề: Nọc độc Rết   Nọc độc Rết EmptySun Feb 14, 2010 10:08 pm

Rết (Scolopendra morsitans L.) có tên khác là rít, thiên long, bách túc trùng, bách cước, là loài côn trùng thân hẹp ngang gồm 20-22 khoanh đốt có kích thước gần bằng nhau, mỗi đốt mang một đôi chân. Miệng có tuyến độc, toàn thân màu nâu đỏ hay nâu đen. Sống hoang ở những nơi ẩm thấp, tối tăm như dưới tảng đá, lá cây, gỗ mục, mái nhà tranh, góc vách đất, kệ chum vại.Click here to enlargeCon rết.



Toàn thân con rết có tên thuốc trong y học cổ truyền là ngô công. Người ta bắt rết vào mùa xuân - hạ, lấy con to, đập chết rồi buộc vào thanh tre cho thẳng, đem phơi hoặc sấy khô. Dược liệu dài, thẳng và dẹt, đầu và thân còn nguyên màu nâu đỏ hoặc nâu đen, óng ánh, bụng nhăn nheo màu vàng nâu, mặt cắt ngang rỗng giữa, còn đủ chân màu vàng là loại tốt. Khi dùng, cắt bỏ đầu, đuôi và chân, để sống hoặc sao vàng, đốt thành than. Sách cổ còn ghi bọc rết bằng lá bạc hà rồi nướng vàng.

Rết chứa protid, các loại acid amin; hai chất độc chiết được từ nọc rết dưới dạng histamin và albumin, có tính chất gần giống nọc ong, làm loãng máu; acid formic và cholesterol.

Theo kinh nghiệm dân gian, rết được dùng làm thuốc trong những trường hợp sau:

Chữa mụn nhọt sưng đỏ, đau nhức, áp-xe: Rết to 5 con, để sống hoặc nhúng nước nóng già 70-80o hoặc đã làm khô, ngâm ngập cồn 90o khoảng 100ml trong 10 ngày, để càng lâu càng tốt. Ngày bôi 1-2 lần. Nếu mụn mới sưng sẽ tan ngay. Hoặc lấy rết ngâm dầu vừng với tỷ lệ như trong rượu rết, nhưng phải để vài tháng mới dùng.

Chữa chín mé (đầu ngón tay sưng đau): Rết phơi khô, tán bột, hòa với mật lợn, bôi nhiều lần trong ngày.

Chữa trĩ: Rết sấy khô, tán nhỏ mịn, trộn với ít bột long não và rượu. Bôi hằng ngày.

Chữa ung nhọt, mụn mạch lươn ở trẻ em: Rết 24g, đốt thành than, cho vào nhựa thông 200g đã nấu chảy cùng với dầu lạc 32g, khuấy đều. Để nguội, cho vôi bột 16g vào, lại khuấy đều cho thật nhuyễn thành cao. Khi dùng, phết cao lên giấy, dán vào nhọt. Đốt với nhọt chưa vỡ mủ, cứ hai ngày thay thuốc một lần; đối với nhọt đã vỡ mủ, ngày thay một lần.

Chữa liệt mặt, đau nhức, tê thấp, kinh phong, co giật, cấm khẩu: Rết khô tán bột mịn, trộn với bột cam thảo, lượng hai thứ bằng nhau. Ngày uống 0,5g chia làm 3 lần. Chú ý khi dùng phải theo đúng liều lượng quy định.

Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, con rết được dùng như sau:

Chữa trúng phong: Rết 1 con, bọ cạp 1con, thấu cốt thảo 15g. Tất cả sao vàng, tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 7,5g với nước đun sôi để nguội.

Chữa liệt mặt: Rết 1 con, sao vàng, tán nhỏ, phòng phong 25g, thái nhỏ, phơi khô. Hai thứ sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.

Chữa viêm tinh hoàn: Rết và nhục quế, lượng bằng nhau, sao vàng, tán bột. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 0,5-1g.
Về Đầu Trang Go down
https://thamtunhi.forumvi.com
 
Nọc độc Rết
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chào mừng các thám tử nhí! :: Thông tin cho các thám tử :: Các chất độc-
Chuyển đến